“Giải phóng” u nang bạch huyết khổng lồ cứu sống trẻ 3 ngày tuổi

Khối u khổng lồ ở vùng cổ bên trái khiến bé N.T.D (3 ngày tuổi, Thanh Hóa) không thể tự thở ngay từ khi sinh ra mà phải nhờ đến sự hỗ trợ của máy móc để duy trì sự sống. Nếu không can thiệp sớm, trẻ có nguy cơ cao tử vong. 

U nang bạch huyết là gì
Hình ảnh khối u nang bạch huyết khổng lồ ở vùng cổ bên trái của bé N.T.D

U nang bạch huyết là một bất thường bẩm sinh của hệ thống bạch huyết, hay xuất hiện nhất ở vùng cổ và nách. Đây là tổn thương lành tính nhưng mức độ tiến triển và xâm lấn như ác tính. 

Trường hợp của bé N.T.D (3 ngày tuổi, Thanh Hóa) đã được chẩn đoán trước sinh có u nang bạch huyết ở vị trí cổ. Trong thời gian này khối u tăng sinh nhanh chóng và gây chèn ép vào cơ quan hô hấp khiến bé D không tự thở được ngay từ khi sinh ra. Bé lập tức được đặt nội khí quản để thông khí và được chuyển lên bệnh viện chuyên khoa.

U nang bạch huyết có nguy hiểm không
Kết quả chụp MRI cho thấy u có kích thước rất lớn, chèn ép vào đường thở khiến bé không thể tự thở, nếu không can thiệp ngay có thể gây tử vong.

Tại đây sau khi thăm khám, thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn liên khoa và xác định tình trạng của bé rất nghiêm trọng, nếu không can thiệp sớm sẽ đe dọa đến tính mạng. 

Cụ thể khối u nang có kích thước rất lớn, có vách trong nang, chèn ép vào đường thở, khí quản, thực quản. Trẻ đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe do không thể tự thở, không thể ăn, phải thở qua nội khí quản và ăn qua sonde. 

Ekip các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và quyết định can thiệp ngay bằng cách kết hợp chọc hút giải ép nang và tiêm xơ. 

Sau nhiều giờ can thiệp căng thẳng, ca điều trị kết thúc thành công. Khối u nang bạch huyết khổng lồ đã được xử lý, sức khỏe bé N.T.D ổn định, đã rút nội khí quản, tự thở, tự bú được. Chụp MRI vùng cổ không còn “dấu vết” của khối u. 

Đây là một trường hợp u nang bạch huyết không hề đơn giản do bệnh nhi còn quá nhỏ (mới 3 ngày tuổi) mà khối u lại có kích thước quá lớn. Tuy nhiên nhờ có chẩn đoán trước sinh về tình trạng bệnh mà gia đình và các bác sĩ có sự chuẩn bị trước về phương án điều trị. Nên sau khi bé ra đời đã có thể can thiệp ngay, giúp xử lý khối u nhanh chóng, an toàn, trẻ sớm phục hồi sức khỏe và phát triển bình thường.

Điều trị u nang bạch huyết
Sau những giờ phút “phập phồng” vì khối u, bé D đã có thể tự thở, tự bú nhờ can thiệp y tế kịp thời.

Theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn thì u nang bạch huyết là một trong những khối u bẩm sinh thường gặp nhất ở trẻ. U có thể phát hiện sớm trong thời kỳ bào thai qua siêu âm thai. Do đó trong trường hợp trẻ có u nang bạch huyết được chẩn đoán trước sinh như bé D ở phần trên, cha mẹ cần theo dõi và thăm khám định kỳ theo hướng dẫn, tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa về hướng điều trị sau khi bé ra đời.

Chẩn đoán u nang bạch huyết
Hình ảnh so sánh phim chụp MRI trước (vùng khoanh tròn) – sau can thiệp (mũi tên).

Trường hợp u nang bạch huyết xuất hiện sau khi trẻ sinh ra, cha mẹ cần lưu ý một số dấu hiệu để có thể nhận biết sớm như: nhìn/sờ thấy tổn thương dạng khối vùng cổ, nách, hay chi thể, u mềm, di động kém; khối có thể màu tím, căng tức trong trường hợp xuất huyết trong nang; khối sưng nóng đỏ đau khi có tình trạng nhiễm trùng hoặc khối có dấu hiệu chèn ép đường thở, thực quản có dấu hiệu khó thở, nuốt khó,…

Điều trị u nang bạch huyết ở trẻ tùy thuộc vào tình trạng nang. Trẻ có thể được chỉ định tiêm xơ, phẫu thuật để loại bỏ khối u, đốt laser, điều trị nội khoa (dùng thuốc) trong trường hợp nang bị nhiễm trùng, chảy máu trong nang; theo dõi định kỳ bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm nếu nang còn nhỏ, chưa gây ra triệu chứng gì ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

 

Mọi thắc mắc cần tư vấn về u nang bạch huyết ở trẻ em và cách điều trị, vui lòng liên hệ:

Bác sĩ chuyên khoa II Trần Đình Phượng

Mobile/Zalo: 0982 809 862

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *