Dị dạng tĩnh mạch đe dọa mất vận động cánh tay trái ở trẻ 8 tuổi

Đang trong độ tuổi hiếu động và tràn đầy năng lượng, bé B.D.H (8 tuổi) lại phát hiện “khối lạ” ở vùng vai bên trái gây đau, hạn chế vận động. Đó chính là khối dị dạng tĩnh mạch ở vùng cánh tay – một trong những bệnh lý về dị dạng mạch máu phổ biến nhất. 

 

Gia đình đưa H đi khám sau khi cậu bé lanh lẹ ngày thường đột nhiên kêu đau khớp vai bên trái khi vận động. Kiểm tra kỹ vị trí này thì thấy có khối xuất hiện ở vai. 

Tại bệnh viện, trong quá trình thăm khám lâm sàng, các bác sĩ nhận thấy có khối vùng cơ ở 1/3 trên, mặt ngoài cánh tay, ấn vào đau và có hạn chế vận động cánh tay bên trái. 

Dị dạng tĩnh mạch là bệnh gì
Khối dị dạng tĩnh mạch khiến vùng vai bên trái lồi lên, hai vai không cân xứng.

Để đưa ra chẩn đoán xác định, trẻ được chỉ định thực hiện chụp MRI (cộng hưởng từ) để kiểm tra. Kết quả hình ảnh trên phim chụp cho thấy “khối lạ” khiến bé H đau vùng vai những ngày qua chính là khối dị dạng tĩnh mạch trong cơ cánh tay bên trái kèm theo sỏi tĩnh mạch trong khối, kích thước 3.5*2 cm.

Với tình trạng này nếu không can thiệp sớm khối dị dạng sẽ tiếp tục xâm lấn khối cơ cánh tay và đe dọa gây mất vận động cánh tay bên trái. 

Dị dạng tĩnh mạch chữa như thế nào
Hình ảnh khối dị dạng tĩnh mạch trên phim chụp CT mặt cắt dọc.

Để bảo vệ cho cánh tay của bé H, các bác sĩ đã hội chẩn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất là tiêm xơ. 

Phương pháp này là lựa chọn điều trị hàng đầu cho các trường hợp có khối dị dạng lớn, lan tỏa và ở vị trí khó để phẫu thuật. Cơ chế của tiêm xơ là hủy các mạch máu dị dạng bằng hóa chất. Chất này sẽ gây ra phản ứng viêm, phá hủy tế bào và gây xơ hóa, cuối cùng sẽ làm hủy hoại mạch máu dị dạng. 

Với tiêm xơ, trẻ tránh được việc phải phẫu thuật gây đau, hạn chế sẹo, thời gian nằm viện ngắn. Nhờ đó tâm lý của phụ huynh và bản thân trẻ cũng cảm thấy thoải mái, giảm bớt lo lắng, sợ hãi. 

Dị dạng tĩnh mạch ở trẻ
Hình ảnh phim chụp CT trước – sau cho thấy khối u thu nhỏ dần sau lần tiêm xơ đầu tiên.

Tái khám sau lần tiêm xơ đầu tiên, cậu bé B.D.H khôi phục vẻ hồn nhiên, hiếu động ngày nào nhờ khối dị dạng tĩnh mạch đã thu nhỏ rất nhiều. Bé cũng không còn đau, cánh tay đã gần như khôi phục lại khả năng vận động như trước. 

Trường hợp của bé H rất may mắn được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Nếu để kéo dài hơn, khối dị dạng tĩnh mạch sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khả năng lao động cũng như tương lai sau này của trẻ. 

 

Mọi thắc mắc cần tư vấn về dị dạng tĩnh mạch ở trẻ em và cách điều trị, vui lòng liên hệ:

Bác sĩ chuyên khoa II Trần Đình Phượng

Mobile/Zalo: 0982 809 862

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *