“Vết loang” giữa mặt: tưởng đơn giản không ngờ là dị dạng tĩnh mạch

Nhiều người vẫn nghĩ vùng da xanh tím chạy từ trán xuống mũi cậu bé Đ.B.T (5 tuổi) này đơn giản là vết bớt hoặc hậu quả của trò chơi vui đùa nào đó gây ra va chạm, bầm tím và sẽ biến mất nhanh chóng. Tuy nhiên ẩn dưới “vết loang” tưởng chừng đơn giản đó lại chính là dị dạng tĩnh mạch – một bệnh lý về dị dạng mạch máu thường gặp. 

 

Trao đổi với các bác sĩ, bố mẹ của bé T cho biết “vết loang” này xuất hiện sau khi bé ra đời. Ban đầu khá mờ nhạt nên gia đình không để ý, cứ nghĩ chỉ là vết bớt ở trẻ sơ sinh thường gặp, vô hại và sẽ từ từ mờ dần khi trẻ lớn dần lên. Thế nhưng “vết loang” này lại ngược lại, bé T càng lớn thì càng lan rộng và đậm màu hơn. Dù không gây đau đớn nhưng sự xuất hiện của “vết loang” lạ lùng ngay chính giữa khuôn mặt khiến cậu bé hay bị bạn bè, mọi người xung quanh chú ý, tò mò, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý. Đó là lý do T được bố mẹ đưa đến thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa.  

Dị dạng tĩnh mạch là gì
Khối dị dạng tĩnh mạch lan tỏa từ vùng trán đến hai cung mày và gốc mũi của bé Đ.B.T

Qua thăm khám lâm sàng, khai thác bệnh sử, các bác sĩ bước đầu xác định T bị dị dạng tĩnh mạch. Kết quả chụp CT cho thấy khối dị dạng tĩnh mạch tăng sinh, đã lan tỏa ở vùng trán, giữa 2 cung lông mày và gốc mũi, tập trung ở vùng da, dưới da, cơ trán.

Đây là một loại dị dạng mạch máu thường gặp, hình thành từ trong quá trình phát triển phôi thai, xuất hiện từ khi trẻ sinh ra, lớn lên cùng trẻ và không bao giờ tự mất đi. Dị dạng tĩnh mạch có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể. Trong trường hợp của bé T, khối dị dạng tĩnh mạch không gây ra tác động gì đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sự tự tin của trẻ. Do đó nên can thiệp sớm, tránh ảnh hưởng tới sự phát triển tâm sinh lý sau này. 

Dị dạng tĩnh mạch nguy hiểm
Khối dị dạng mờ dần sau lần tiêm xơ đầu tiên.

Với khối dị dạng lan tỏa nhiều vị trí trên khuôn mặt (vùng trán, gốc mũi) của bé T thì tiêm xơ là phương pháp điều trị lựa chọn hàng đầu. Không chỉ cho hiệu quả điều trị cao, an toàn, tiêm xơ còn rất nhẹ nhàng, nhanh chóng, ít đau nên giảm bớt sự lo lắng cho cả bệnh nhi và người nhà. 

Dưới sự tư vấn của bác sĩ, gia đình đã cho bé T điều trị ngay bằng phương pháp tiêm xơ. Cụ thể là tiêm hóa chất gây xơ vào dị dạng tĩnh mạch. Chất này sẽ gây ra phản ứng viêm, phá hủy tế bào và gây xơ. 

Sau lần tiêm xơ đầu tiên, khối dị dạng đã giảm dần, không lan rộng. “Vết loang” xưa kia khiến bé T ngại ngùng với bạn bè giờ mờ dần. Cậu bé vui vẻ, tự tin với diện mạo mới, không còn sợ bị trêu đùa nữa. 

 

Mọi thắc mắc cần tư vấn về dị dạng tĩnh mạch ở trẻ em và cách điều trị, vui lòng liên hệ:

Bác sĩ chuyên khoa II Trần Đình Phượng

Mobile/Zalo: 0982 809 862

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *