“Khối lạ” ở đây chính là dị dạng tĩnh mạch hình thành ở vị trí khủy tay của bé N.A.N (11 tuổi). Từ một khối nhỏ từ lúc sinh ra, theo thời gian cô bé lớn dần, khối này cũng phát triển to, gây đau và hạn chế vận động khớp khủy tay.
Bé N được bố mẹ đưa đến bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra sau khi nhận thấy “khối lạ” to dần lên, bị sưng và gây đau nhất là khi vận động gập duỗi khủy tay. Chia sẻ với các bác sĩ, gia đình cho biết phát hiện khối này tại khuỷu tay của bé N từ nhỏ nhưng không điều trị vì không có gì bất thường cho đến thời gian gần đây.
Qua thăm khám lâm sàng, các bác sĩ nhận thấy có đám tổn thương máu xanh đậm vùng 1/3 dưới của cánh tay và khuỷu tay. Khối căng, ấn có xu hướng giảm một chút, có nốt cứng trong khối do hình thành sỏi tĩnh mạch. Trẻ bị hạn chế vận động khớp khủy khi thực hiện động tác gấp.
Ngay sau đó phim chụp MRI khẳng định chẩn đoán nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện của “khối lạ”chính là một dị dạng tĩnh mạch có 3.4.2 cm, nằm chủ yếu dưới da và xâm lấn một phần vào cơ cánh tay ở 1/3 dưới.
Với trường hợp này để xử lý khối dị dạng tĩnh mạch, khôi phục khả năng vận động khủy tay cho trẻ và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn thì tiêm xơ là giải pháp tối ưu nhất. Vị trí khủy tay rất khó để phẫu thuật, chưa kể còn có sẹo vùng vận động giữa khuỷu tay, và nguy cơ tổn thương cơ cánh tay và mạch thần kinh.
Trong khi đó tiêm xơ lại có thể dễ dàng tiếp cận đến khối dị dạng tĩnh mạch kích thước lớn, lan tỏa của bé N. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm chất gây xơ vào dị dạng tĩnh mạch. Chất này sẽ gây ra phản ứng viêm, phá hủy tế bào và gây xơ. Như vậy trẻ không cần phải phẫu thuật gây đau đớn mà vẫn có thể xử lý được khối dị dạng nhanh chóng và an toàn.
Đợt tiêm đầu tiên cho kết quả rất tốt, khối dị dạng tĩnh mạch có xu hướng giảm dần, các triệu chứng như đau và hạn chế vận động cũng được cải thiện. “Khối lạ” đang dần biến mất để cô bé N.A.N có thể sớm quay trở lại với đời sống sinh hoạt bình thường, thoải mái học hành, vui chơi.
Dị dạng tĩnh mạch là bệnh lý về dị dạng mạch máu phổ biến, có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Thời điểm xuất hiện dị dạng tĩnh mạch thường là ngay sau sinh, hoặc giai đoạn trẻ lớn khi khối dị dạng mạch đủ lớn để nhận biết hoặc gây ra rối loạn. Khối dị dạng có xu hướng tăng dần kích thước khi trẻ lớn lên.
Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, khối dị dạng tĩnh mạch không chỉ gây ra mất thẩm mỹ khiến trẻ tự ti mà còn gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau, sưng… đe dọa ảnh hưởng đến khả năng vận động, làm giảm sút chất lượng cuộc sống.
Chính vì thế cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ bị dị dạng tĩnh mạch cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và tư vấn cách điều trị phù hợp.
Mọi thắc mắc cần tư vấn về dị dạng tĩnh mạch ở trẻ em và cách điều trị, vui lòng liên hệ:
Bác sĩ chuyên khoa II Trần Đình Phượng
Mobile/Zalo: 0982 809 862